Những việc làm ác của Đề-bà-đạt-đa Đề-bà-đạt-đa

Phá tăng

Đề-bà-đạt-đa được cho là thông minh, nghe rộng, thiền định, tinh tấn giới hạnh, tại lúc hoằng pháp ở nước Ma-kiệt-đà, có rất nhiều thần thông, nhận được sự lễ kính của A-xà-thế sâu sắc, ở một dải thành Vương Xá đều được hai chúng cả tăng lẫn tục tôn quý ngưỡng mộ, tự nhận là cùng với Phật "họ Cù Đàm (Gotama) sinh nhà Thích-ca (Sakya)". Nguyên do mà Đề-bà-đạt-đa lấy danh nghĩa Phật "vì những bốn chúng, giảng dạy lao nhọc", muốn cầu được "khiến tăng thuộc ta, ta đáng lãnh đạo", Đức Phật thì có ngài Xá-lợi-phất là trí tuệ đệ nhất, Mục-kiền-liên là thần thông đệ nhất, đều chưa được từng giao thác trách nhiệm cầm nhận giáo chúng, huống chi Đề-bà-đạt-đa là "kẻ ngu ngốc đáng phỉ nhổ", khiến cho Đề-bà-đạt-đa sinh lòng oán hận, mà những lý giải về giáo nghĩa của Đề-bà-đạt-đa cùng với Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên không giống nhau. Đệ tử của Đề-bà-đạt-đa như Cù-già-lê, Cà-lưu Lô-đề-xá thường hay hủy báng Đức Phật cùng hai vị đại thị giả Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên.

Sau khi A-xà-thế soán đoạt ngôi vị của phụ vương Tần-bà-sa-la, Đề-bà-đạt-đa nhận được sự cung kính lợi dưỡng từ dòng thất nhà vua, địa vị thanh thế ngày càng được nâng cao. Nhân đó "lợi dưỡng và tiếng tăm", phản lại và gây tổn hại cho những người tu hành, với nhà tu dưỡng khổ hạnh như thế càng phải thêm tinh nghiêm, lòng ngã mạn bùng mạnh, càng thêm ngóng cầu quyền lực thống lĩnh tăng chúng.

Những đệ tử theo Phật xuất gia, không phân xuất thân chủng tính, thảy đều bình đẳng. Nhưng mà Đức Phật xuất thân trong họ vua Thích-ca, bộ phận tăng chúng họ Thích-ca không tránh khỏi tự cho mình là ưu việt, lấy việc sau khi Thích-ca Phật nhập Niết-bàn sẽ do đó Tỳ-kheo họ Thích Ca thống lĩnh tăng đoàn. Bốn tên bè đảng của Đề-bà-đạt-đa là Tam-văn-đạt-đa, Khiên-đồ-đạt-bà, Cù-già-lê, Cà-lưu Lô-đề-xá đều là xuất thân trong họ Thích Ca [5]; họ ủng hộ "sáu nhóm tỳ-kheo" của Đề-bà-đạt-đa đều là xuất thân trong dòng giống họ Thích,[6] hoặc với Đức Phật có quan hệ mật thiết, mà tự cho mình ưu việt, không cam nguyện tiếp thụ mười phương Tỳ-kheo chỉnh hóa răn dạy. Mà những loại tâm thái của họ bày tỏ đối với Phật Pháp không hợp.

Năm pháp của Đề-bà-đạt-đa

Đề-bà-đạt-đa từng đề xuất ra 5 khoản giới luật, nhưng những giới luật này đều bị Phật Tổ Thích Ca không chấp nhận, bèn tự tách ra tăng đoàn riêng. Sau này phái của Đề-bà-đạt-đa còn tuân giữ 5 khoản giới luật này.

Về việc liên quan đến nội dung 5 khoản giới luật này, ở các kinh điển có nhiều lời thuyết không giống nhau:

  • "Luật phần năm" quyển 25 (của phái Hóa Địa bộ): 1. Không ăn muối; 2. Không ăn bơ sữa; 3. Không ăn thịt cá; 4. Khất thực; 5. Xuân hè 8 tháng ngày ngồi ngoài trời, mùa đông 4 tháng ngày ngồi ở lều cỏ.
  • "Luật phần bốn" quyển 4 (của phái Pháp Tạng bộ): 1. Khất thực đến hết thọ đời; 2. Mặc áo trét dơ suốt cả thọ đời; 3. Ngồi ngoài trời suốt hết thọ đời; 4 và 5. Trọn cả thọ đời không ăn bơ, muối, cá và thịt.
  • "Luật Thập Tụng" quyển 4 (của phái Nhất Thiết Hữu bộ): 1. Ngồi mặc áo nạp suốt trọn thọ đời; 2. Pháp nhận khất thực suốt trọn thọ đời; 3. Pháp nhận ngồi ở đất trống suốt trọn thọ đời; 4. Pháp chỉ nhận một món ăn suốt trọn thọ đời; 5. Pháp không ăn thịt suốt trọn thọ đời.
  • Theo Thượng tọa bộ (Thèravada) Nam truyền:
  1. Trọn thọ đời nên sống ở ẩn nơi rừng sâu (A-lan-nhã). Đến làng xóm là có tội.
  2. Trọn thọ đời nên sống khất thực. Nhận mời ăn là có tội.
  3. Trọn thọ đời nên mặc y trét dơ. Nhận đồ mặc của cư sĩ là có tội.
  4. Trọn thọ đời nên ngồi dưới vừng cây. Ngồi trong nhà là có tội.
  5. Trọn thọ đời không nên ăn cá thịt. Kẻ ăn cá thịt là có tội.
  • "Căn Bản thuyết Nhất Thiết Hữu bộ Tỳ-nại-da Phá tăng sự" quyển 10: 1. Không ăn bơ sữa; 2. Không ăn thịt cá; 3. Không ăn muối; 4. Y phục dài thòng; 5. Ngồi ở trong thôn, không ở nơi A-lan-nhã.
  • "Đại Tỳ-bà-sa luận": Thế nào là năm pháp? Một là cả tuổi đời mặc áo trét dơ, hai là cả tuổi đời thường khất thực, ba là cả tuổi đời chỉ một buổi ngồi ăn, bốn là cả tuổi đời thường ở nơi đường thoáng, năm là cả tuổi đời không ăn tất cả thịt cá - máu nhơ - muối - bơ sữa.

Gộp thông lại thuyết đều chung mấy điểm như:

  1. Không ăn và dùng những chế phẩm bơ sữa.
  2. Không ăn và dùng thịt cá.
  3. Hoàn toàn ăn chay, không ăn dùng tất cả các loại thịt.
  4. Tuân thủ khổ hạnh đầu đà, hóa duyên khất thực, tu hành thiền định ở trong rừng sâu đất trống, xa lánh mọi người, không sống ở trong phòng nhà.

Lập tăng đoàn riêng

Đề-bà-đạt-đa lập ra biểu quyết về năm pháp tu hành trên đây, có 500 Tỳ-kheo sơ học đi theo hắn tu đạo, sống ở dưới núi Già-da, biệt lập với tăng đoàn, lại có "chẳng phải pháp lại thuyết pháp, pháp thuyết cho chẳng phải pháp, chẳng phải thiện mà thuyết thiện, thiện thuyết là chẳng phải thiện, chẳng hề phạm mà thuyết là phạm, phạm thì thuyết chẳng phạm, điều khinh nói là trọng, điều trọng nói là khinh, có hại thì nói không hại, không hại lại nói có hại, pháp thường sở hành thì nói chẳng phải pháp thường sở hành, điều trái lại nói là phải, điều phải lại nói là trái", gồm có 14 pháp sai trái, đó là việc làm phá hoại Tăng. Trải qua sự hóa giải của Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, chỉ duy có nhóm bốn tên bè đảng Cù-già-lê là ở lại không theo, Đề-bà-đạt-đa do đã phạm vào tội nặng ngũ nghịch nên bị đọa vào địa ngục. Nhưng cũng từ đó mà thành ra Tỳ-kheo trong họ Thích Ca với Tỳ-kheo khắp nơi sinh ra bất hòa, sau này cuối cùng gây ra sự phân hóa của đạo Phật.

Làm ác hại Phật

Theo ghi chép của điển tịch Nam lẫn Bắc truyền, Đề-bà-đạt-đa chia rẽ mọi người không thành sau trong lòng lại nảy hận bực, Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên giáo hóa và dẫn 500 Tỳ-kheo của ông ta quay về với Đức Phật, ông ta thề báo oán này, xúi giục vua A-xà-thế tống giam và hại chết cha hắn là vua Tần-bà-sa-la, tự lập làm vua. Rồi lại sai thích khách giết Phật, đẩy đá lăn xuống hại Phật, cho voi dữ định dẫm Phật, bôi độc vào ngón tay định làm tổn Phật, lao xe vào định cán Phật, đó đều là những việc làm ác muốn hại Phật. Và rồi vua A-xà-thế ngày dần xa lánh, Đề-bà-đạt-đa đã quở mắng, đánh chết Tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắc (Uppalavannā). Do hắn đời xưa đã có kết oán với Đức Phật, thề rằng đời đời kiếp kiếp làm bạn hữu với Phật, phá hoại não loạn Đức Phật.